Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thực hiện Chỉ thị 15 về loại bỏ bếp than tổ ong trên địa bàn Thành phố, đến nay Hà Nội đã giảm chỉ còn hơn 15.000 bếp. Cụ thể, vào tháng 1 năm 2017 Hà Nội có 56.670 bếp than tổ ong, đến nay còn 15.418 bếp. Theo đánh giá của Sở TN&MT Hà Nội, việc giảm bếp than tổ ong giúp giảm tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí từ nấu ăn cho 160.000 gia đình ở Hà Nội. Việc giảm bếp than tổ ong giúp chỉ số bụi mịn PM 2.5 giảm từ hơn 2.300 tấn năm 2017 xuống còn khoảng 1.600 tấn năm 2020, lượng khí thải CO2 từ việc sử dụng bếp than tổ ong giảm hơn 382.000 tấn/năm.
Sử dụng bếp than tổ ong trong đun nấu, kinh doanh không chỉ gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, khi hít vào dễ có cảm giác mệt mỏi, khó thở, tức ngực, nặng hơn có thể bị hôn mê sâu và dẫn tới tử vong, những ai bị nhiễm độc khí than quá lâu sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, mất phản xạ ở vỏ não, phụ nữ có thai dễ bị sảy thai, sinh non, thai bị dị tật...
Trước những tác hại mà bếp than tổ ong gây ra cho sức khỏe con người và môi trường, thực hiện Chỉ thị 15/ CT-UBND ngày 30/10/2019 của UBND TP.Hà Nội ban về thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố.UBND phường Phúc La đề nghị người dân không sử dụng bếp than tổ ong kể từ ngày 01/01/2021 thực hiện việc thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp đun sạch, bếp cải tiến thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân như:
Các loại bếp khí hóa sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, các loại bếp viên nén bằng vỏ bào, mùn cưa... sẽ có tính ứng dụng cao”. Theo kết quả kiểm nghiệm, mỗi giờ, bếp khí hóa trấu tiêu thụ khoảng 1,5 kg nhiên liệu, còn đối với bếp viên nén, con số này vào khoảng 0,7 kg nhiên liệu, với hiệu suất tiêu thụ năng lượng đạt 30-40%, cao hơn 20% so với bếp truyền thống. Đáng chú ý, lượng phát thải bụi mịn của một số loại bếp cải tiến có thể giảm được tới 80-90% so với bếp truyền thống. Các loại bếp đun sạch, bếp cải tiến như bếp khí hóa hay bếp viên nén... đều có hiệu suất cao, trong khi lượng phát thải khí CO, bụi mịn lại thấp hơn nhiều so với các loại bếp truyền thống, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường.
Về mặt chi phí, giá thành mỗi chiếc bếp cải tiến trên thị trường hiện nay từ 200.000 đến 400.000 đồng, tùy loại. Về nhiên liệu, đối với một số loại bếp, người dân có thể sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như trấu, vỏ lạc, lõi ngô... để đun nấu nên không mất chi phí. Riêng đối với bếp viên nén, người dân có thể mua viên nén với giá thành khoảng 3.000-4.000 đồng/kg, chưa bao gồm phí vận chuyển.
Từ ngày 1/1/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã áp dụng Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường có sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu. để thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than và bếp than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn, UBND phường Phúc La đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình thực hiện không sử dụng bếp than tổ ong, thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp đun sạch, bếp cải tiến thân thiện với môi trường góp phần giảm thiểu ô nhiễm khói bụi, xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Viết bình luận