TÀI LIỆU
Tìm hiểu một số quy định của Luật Đường bộ
Câu 1. Luật Đường bộ được ban hành từ khi nào và thời điểm có hiệu lực?
Trả lời:
Luật Đường bộ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024; Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định Phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện đối với xe ô tô; Phí sử dụng đường cao tốc thu đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, Thanh toán điện tử giao thông đường bộ, Phí sử dụng đường cao tốc có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
Câu 2. Theo luật Đường bộ thì khái niệm “Hoạt động đường bộ”, “Đường bộ”, “Công trình đường bộ”, “Kết cấu hạ tầng đường bộ”, “Hành lang an toàn đường bộ” được hiểu như thế nào?
Trả lời
Theo Điều 2 Luật Đường bộ các khái niệm trên được hiểu như sau:
- Hoạt động đường bộ bao gồm: hoạt động về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ; vận tải đường bộ.
- Đường bộ bao gồm: đường, cầu đường bộ, cống đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ, đường cứu nạn và các công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ.
- Công trình đường bộ bao gồm: đường bộ; công trình phục vụ công tác quản lý, vận hành, khai thác đường bộ; công trình thuộc hệ thống quản lý giao thông thông minh; nhà hạt quản lý đường bộ; kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng trong lĩnh vực đường bộ; công trình kiểm soát tải trọng xe; trạm thu phí và các công trình khác của đường bộ.
- Kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm: công trình đường bộ; bến xe; bãi đỗ xe; trạm dừng nghỉ; điểm dừng xe, đỗ xe; đất của đường bộ; hành lang an toàn đường bộ và các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ.
- Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm tầm nhìn xe chạy và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Câu 3. Hoạt động đường bộ bao gồm những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Theo Điều 3 Luật Đường bộ thì hoạt động đường bộ gồm các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.
- Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
- Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Câu 4. Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 4 luật Đường bộ thì Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như sau:
- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
+ Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
+ Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
+ Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.
Câu 5. Trong Luật Đường bộ các hành vi nào bị nghiêm cấm?
Trả lời:
Theo Điều 7 Luật Đường bộ các hành vi bị nghiêm cấm sau đây
- Phá hoại kết cấu hạ tầng đường bộ; khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ trái quy định của pháp luật.
- Đấu nối trái phép vào đường chính, đường nhánh; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
- Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
- Lắp đặt, tháo dỡ, di chuyển, điều chỉnh, che khuất báo hiệu đường bộ trái quy định của pháp luật; gắn, treo, lắp vào báo hiệu đường bộ nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của báo hiệu đường bộ hoặc làm sai lệch báo hiệu đường bộ.
- Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh không đúng giấy phép.
- Lập điểm đón, trả khách, bốc dỡ hàng hóa trái quy định của pháp luật.
Câu 6. Phân loại đường bộ theo cấp quản lý được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 8 Luật Đường bộ phân loại đường bộ theo cấp quản lý như sau
- Đường bộ theo cấp quản lý bao gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn, đường đô thị, đường chuyên dùng và được xác định như sau:
+ Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền các trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng, khu vực;
+ Đường tỉnh là đường nằm trong địa bàn một tỉnh nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
+ Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
+ Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) và điểm dân cư nông thôn hoặc đường nối với xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
+ Đường thôn là đường trong khu vực thôn, đường trục nối thôn với khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh khác trên địa bàn thôn;
+ Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị, bao gồm: đường cao tốc đô thị, đường phố, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị;
+ Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ giao thông cho một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân và đường nội bộ.
- Đường địa phương bao gồm: đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn.
- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý quốc lộ, trừ quốc lộ đi qua đô thị loại đặc biệt; quốc lộ khi được phân cấp; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng tuyến tránh thay thế phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ không còn trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, trừ trường hợp quốc lộ có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm quốc phòng, an ninh; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được Thủ tướng Chính phủ giao trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, khả năng bố trí nguồn lực của địa phương; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã được điều chuyển tài sản về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và đường gom, đường bên tách khỏi quốc lộ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các loại đường sau đây:
+ Quản lý đường tỉnh, quốc lộ đi qua đô thị loại đặc biệt; quốc lộ khi được phân cấp; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng tuyến tránh thay thế phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ không còn trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, trừ trường hợp quốc lộ có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm quốc phòng, an ninh; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được Thủ tướng Chính phủ giao trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, khả năng bố trí nguồn lực của địa phương; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã được điều chuyển tài sản về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Quy định việc quản lý đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn;
+ Quản lý đường gom, đường bên tách khỏi quốc lộ.
- Người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng có trách nhiệm quản lý đường chuyên dùng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 7. Phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 9 Luật Đường bộ phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ như sau
- Đường chính là đường phục vụ giao thông chủ yếu trong khu vực, kết nối giao thông các khu vực, vùng.
- Đường nhánh là đường nối vào đường chính, có chức năng kết nối giao thông các khu vực hai bên đường chính; kết nối giao thông từ đường gom vào đường chính thông qua nút giao.
- Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính. Đường gom có thể là đường bên theo quy định tại khoản 4 Điều này.
- Đường bên là đường được xây dựng bên cạnh các đoạn đường chính để ngăn cách giao thông khu vực hai bên đường với đường chính. Đường bên được tách khỏi đường chính hoặc ngăn cách với đường chính bằng dải phân cách, tường bảo vệ, rào chắn.
- Đường dành cho giao thông công cộng là đường phục vụ cho tất cả mọi người, phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đường nội bộ là đường trong phạm vi khu chung cư, đô thị, công nghiệp, kinh tế, thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và chỉ phục vụ các đối tượng được phép vào, ra bên trong phạm vi các khu vực quy định tại khoản này.
- Đường dành riêng cho người đi bộ, người đi xe đạp và các đường khác.
Câu 8. Việc đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ được Luật Đường bộ quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 11 Luật Đường bộ đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ như sau:
- Việc đặt tên, số hiệu đường bộ được quy định như sau:
+ Tên đường bộ được đặt theo tên danh nhân, người có công với đất nước; di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa; tên địa danh hoặc tên theo tập quán. Số hiệu đường bộ được đặt theo số tự nhiên hoặc số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết. Trường hợp đường đô thị trùng với đường khác thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu của đường khác;
+ Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ quốc tế thực hiện theo điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường bộ trong nước và tên, số hiệu đường bộ quốc tế.
- Trường hợp có tuyến, đoạn tuyến đường bộ đi trùng nhau thì sử dụng tên, số hiệu đường bộ thuộc cấp quản lý cao hơn, trừ trường hợp Tên đường bộ được đặt theo tên danh nhân, người có công với đất nước; di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa; tên địa danh hoặc tên theo tập quán. Số hiệu đường bộ được đặt theo số tự nhiên hoặc số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết. Trường hợp đường đô thị trùng với đường khác thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu của đường khác.
- Không bắt buộc đặt tên, số hiệu đường bộ đối với đường xã, đường thôn, đường nội bộ, đường chuyên dùng; không bắt buộc đổi tên, số hiệu đường bộ trong trường hợp đường đó đi qua địa bàn được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
Câu 9. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 12 Luật Đường bộ Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
- Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác có liên quan.
- Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị là một bộ phận của đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị.
- Tỷ lệ đất dành cho giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt từ 11% đến 26%, phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực nội thành, nội thị của từng loại đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đô thị có yếu tố đặc thù theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tối thiểu đạt 50% tỷ lệ đất quy định ở trên.
Câu 10. Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ được Luật Đường bộ quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 13 Luật Đường bộ Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
- Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
+ Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ;
+ Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ;
+ Hành lang an toàn đường bộ.
- Việc quản lý, sử dụng đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp do vị trí tự nhiên mà việc thoát nước từ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ buộc phải qua bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có hệ thống thoát nước đi qua phải dành một lối thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn hệ thống thoát nước.
Người quản lý, sử dụng đường bộ phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản khi xây dựng, lắp đặt hệ thống thoát nước; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu 11. Theo Luật Đường bộ Chiều rộng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ngoài đô thị phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và được xác định theo nguyên tắc nào?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 14 Luật Đường bộ Chiều rộng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ngoài đô thị phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và được xác định theo nguyên tắc sau:
- Đối với đường bộ có nền đắp, phần đất để bảo vệ, bảo trì được xác định từ chân ta luy nền đường ra bên ngoài;
- Đối với đường bộ có nền đào, phần đất để bảo vệ, bảo trì được xác định từ mép ngoài cùng của rãnh đỉnh ra bên ngoài; ở nơi không xây dựng rãnh đỉnh thì xác định từ mép trên cùng đỉnh mái ta luy dương nền đường ra bên ngoài;
- Đối với cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường bộ thì phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định từ mép ngoài bộ phận kết cấu ngoài cùng của công trình trở ra; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, phạm vi đất để bảo vệ, bảo trì cầu được xác định từ mép ngoài trở ra của móng các hạng mục công trình mố, trụ, mép ngoài của kết cấu cầu;
- Đối với trường hợp không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ nằm dọc phía ngoài lề đường và cách lề đường một khoảng đủ để xây dựng rãnh thoát nước, nhưng không nhỏ hơn 01 mét.
Câu 12. Theo Luật Đường bộ Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc nào?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 14 Luật Đường bộ Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc sau:
- Đường đô thị đã có hè phố thì sử dụng một phần hè phố để thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;
- Trường hợp đường đô thị đi sát với tường bao nhà ở, tường bao công trình xây dựng khác, đường không có hè phố, đường nằm trong ngõ, ngách, kiệt, hẻm, đường nội bộ khu dân cư đô thị thì được sử dụng một phần mặt đường khi thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;
- Trường hợp không thuộc quy định tại 2 nội dung trên thì được xác định tương tự đường ngoài đô thị;
- Phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị được xác định từ mép ngoài bộ phận kết cấu ngoài cùng của công trình trở ra; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, phạm vi đất để bảo vệ, bảo trì cầu được xác định từ mép ngoài trở ra của móng các hạng mục công trình mố, trụ, mép ngoài của kết cấu cầu. Trường hợp cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị nằm liền kề với công trình xây dựng khác thì phần đất để bảo vệ, bảo trì là ranh giới của các công trình.
Câu 13. Theo Luật Đường bộ, phần đất để bảo vệ, bảo trì hầm đường bộ, bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ, công trình kè, tường chắn được xác định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 6 Điều 14 Luật, phần đất để bảo vệ, bảo trì hầm đường bộ, bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ, công trình kè, tường chắn được xác định như sau:
- Phần đất để bảo vệ, bảo trì hầm đường bộ phụ thuộc vào cấp công trình hầm và được xác định từ mép ngoài cửa hầm chính, cửa hầm phụ, cửa hầm thông gió và các hạng mục công trình khác ra xung quanh;
- Phần đất để bảo vệ, bảo trì bến phà đường bộ phụ thuộc vào cấp công trình phà và được xác định từ mép ngoài đường xuống bến, công trình bến; phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu phao đường bộ được xác định từ mép ngoài đường đầu cầu phao và mố, trụ cầu phao;
- Trường hợp đường bộ có phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với công trình đường thủy nội địa, ranh giới đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ là chân móng của đường, các hạng mục thuộc công trình đường bộ;
- Phần đất bảo vệ, bảo trì công trình kè, tường chắn được xác định từ mép ngoài của bộ phận ngoài cùng của công trình ra xung quanh.
Câu 14. Theo Luật Đường bộ, chiều rộng hành lang an toàn đường bộ được xác định theo nguyên tắc nào?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 15 Luật Đường bộ, chiều rộng hành lang an toàn đường bộ được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Đối với đường ngoài đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ, theo quy mô, cấp kỹ thuật của đường; trường hợp đường hiện hữu chưa xác định cấp kỹ thuật, thì căn cứ chiều rộng mặt đường và tiêu chuẩn thiết kế đường để xác định cấp kỹ thuật tương ứng làm căn cứ xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ;
- Đối với đường đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị đến chỉ giới đường đỏ nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang của đường ngoài đô thị cùng cấp;
- Đối với cầu, bến phà, cầu phao đường bộ, xác định theo chiều dọc, chiều ngang công trình và phụ thuộc cấp sông, quy mô công trình; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, xác định từ mép ngoài của phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu;
- Đối với hầm đường bộ, xác định từ mép ngoài của phần đất bảo vệ công trình hầm ra xung quanh;
- Đường bộ có kè, tường chắn bảo vệ nằm trong phạm vi đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ, xác định từ mép ngoài của kè, tường chắn bảo vệ trở ra nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang an toàn đường bộ quy định tại các nội dung trên;
- Đối với đường thôn, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị và đường khác không cho xe ô tô di chuyển thì không bắt buộc bố trí hành lang an toàn đường bộ.
Câu 15. Theo Luật Đường bộ, đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định theo nguyên tắc nào?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 15 Luật Đường bộ, đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định theo nguyên tắc sau đây:
- Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Việc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường sắt không được làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường bộ và an toàn giao thông;
- Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa, việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ đường thủy nội địa không được ảnh hưởng đến chất lượng công trình và an toàn giao thông;
- Đường bộ đi chung với đê hoặc có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đê, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang bảo vệ đê; trường hợp hành lang an toàn đường bộ lớn hơn hành lang bảo vệ đê thì tính theo hành lang an toàn đường bộ;
- Tại các đoạn đường chồng lấn, giao nhau, hành lang an toàn đường bộ được xác định theo đường có cấp kỹ thuật cao hơn; các đường liền kề nhau thì xác định hành lang an toàn đường bộ theo đường ngoài cùng.
Câu 16. Theo Luật Đường bộ, việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 3 Điều 15 Luật Đường bộ, việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:
- Mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy mô, cấp kỹ thuật, hướng tuyến, phạm vi xây dựng công trình đường bộ;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ; bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ;
- Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm công bố công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ; điều chỉnh, bổ sung mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong thời gian quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
- Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 17. Theo Luật Đường bộ, việc xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo, biển thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 18 Luật Đường bộ, việc xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo, biển thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:
- Biển quảng cáo gồm bảng quảng cáo, băng rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Biển quảng cáo được xây dựng, lắp đặt tại các vị trí sau đây:
+ Trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ, trừ hành lang an toàn đường cao tốc và hành lang an toàn đường bộ tại nút giao;
+ Trường hợp nút giao có đường kính lớn hơn 02 lần chiều rộng hành lang an toàn đường bộ, thì được xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo trong phạm vi đất giữa nút giao nhưng phải bảo đảm khoảng cách từ biển quảng cáo đến mép ngoài mặt đường theo các hướng không nhỏ hơn chiều rộng hành lang an toàn đường bộ.
- Việc xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Không được che khuất báo hiệu đường bộ; không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
+ Không ảnh hưởng đến việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì đường bộ, không ảnh hưởng đến an toàn công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, an toàn giao thông đường bộ;
+ Biển quảng cáo phải được lắp đặt bảo đảm bền vững, an toàn, chịu được tác động của tải trọng và các tác động khác; phải được thiết kế, thẩm định và xây dựng theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quảng cáo.
- Việc xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều này phải được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận bằng văn bản về vị trí, quy mô, kích thước biển quảng cáo, phương án thi công để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình đường bộ và công trình liền kề khác.
- Tổ chức, cá nhân xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo có trách nhiệm sau đây:
+ Xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo đáp ứng quy định nội dung trên;
+ Việc tháo dỡ biển quảng cáo, các bộ phận của biển quảng cáo không được làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng đường bộ và không được bồi thường khi có yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ;
+ Tuân thủ quy định khác của Luật này, pháp luật về xây dựng, pháp luật về quảng cáo;
Câu 18. Theo Luật Đường bộ, công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ; phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 22 Luật Đường bộ, công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ; phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường bộ được quy định như sau:
-. Công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ bao gồm:
+ Báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
+ Công trình an toàn giao thông đường bộ;
+ Hệ thống thoát nước đường bộ;
+ Tường chắn, kè bảo vệ đường bộ;
+ Cọc mốc giải phóng mặt bằng;
+ Công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình thuộc hệ thống quản lý giao thông thông minh; hệ thống thu thập xử lý và lưu giữ dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ; hệ thống theo dõi tình trạng kỹ thuật và quan trắc đường, cầu đường bộ và công trình phụ trợ khác.
- Phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, vận hành, khai thác công trình đường bộ bao gồm:
+ Thiết bị lắp đặt vào các công trình, bộ phận công trình thuộc hệ thống quản lý giao thông thông minh; hệ thống thu thập xử lý và lưu giữ dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ; hệ thống theo dõi tình trạng kỹ thuật và quan trắc đường, cầu đường bộ và công trình phụ trợ khác;
+ Phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường bộ; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ giao thông đường bộ;
+ Phà, phương tiện, thiết bị khác phục vụ quản lý, vận hành, khai thác bến phà đường bộ;
+ Phương tiện, thiết bị khác phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường bộ.
Câu 19. Theo Luật Đường bộ, báo hiệu đường bộ được lắp đặt như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 23 Luật Đường bộ, việc lắp đặt báo hiệu đường bộ được lắp đặt bao gồm:
+ Đèn tín hiệu giao thông;
+ Biển báo hiệu đường bộ gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ;
+ Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường (gọi chung là vạch kẻ đường);
+ Cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H, mốc lộ giới;
+ Tường bảo vệ và rào chắn;
+ Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Câu 20. Theo Luật Đường bộ, nguyên tắc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 23 Luật Đường bộ, nguyên tắc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông được quy định như sau:
- Mặt đèn quay về hướng đối diện chiều đi và phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông đường bộ dễ quan sát;
- Thứ tự lắp đặt đèn tín hiệu giao thông theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới;
- Thứ tự lắp đặt đèn tín hiệu giao thông theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều đi;
- Hệ thống đèn tín hiệu giao thông sau khi lắp đặt xong phải được chủ đầu tư, cơ quan quản lý đường bộ tổ chức vận hành thử phù hợp với yêu cầu tổ chức giao thông trên đường bộ trước khi nghiệm thu, đưa vào khai thác.
Câu 21. Theo Luật Đường bộ, nguyên tắc lắp đặt biển báo hiệu đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 3 Điều 23 Luật Đường bộ, nguyên tắc lắp đặt biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:
- Mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi;
- Được đặt về phía bên phải hoặc phía trên phần đường xe chạy. Trong một số trường hợp cụ thể có thể đặt bổ sung biển báo ở phía bên trái theo chiều đi để chỉ dẫn, báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ;
- Đặt ở vị trí để người tham gia giao thông đường bộ dễ quan sát và thực hiện;
- Biển phụ được sử dụng kết hợp để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Câu 22. Theo Luật Đường bộ, nguyên tắc bố trí vạch kẻ đường được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 4 Điều 23 Luật Đường bộ Nguyên tắc bố trí vạch kẻ đường được quy định như sau:
- Vạch kẻ đường là hình thức báo hiệu đường bộ được kẻ trên mặt đường và trên các công trình đường bộ;
- Vạch kẻ đường có thể bố trí độc lập và có thể kết hợp với các biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông.
Câu 23. Theo Luật Đường bộ, nguyên tắc lắp, đặt cọc tiêu, tường bảo vệ, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H, rào chắn, mốc lộ giới được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 5 Điều 23 Luật Đường bộ, nguyên tắc lắp, đặt cọc tiêu, tường bảo vệ, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H, rào chắn, mốc lộ giới được quy định như sau:
- Cọc tiêu được lắp đặt ở các đoạn đường nguy hiểm và vị trí cần thiết để hướng dẫn cho người tham gia giao thông đường bộ biết phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường;
- Đinh phản quang được lắp đặt trên mặt đường theo chiều dọc hoặc chiều ngang đường để dẫn hướng, phân làn đường;
- Tiêu phản quang được lắp đặt tại các nơi mà tuyến đường có thể gây nhầm lẫn về hướng đường để dẫn hướng xe chạy vào ban đêm hoặc trong điều kiện sương mù, điều kiện hạn chế tầm nhìn;
- Cột Km được lắp đặt bảo đảm khoảng cách giữa hai cột Km liền kề là 1.000 mét, trường hợp đặc biệt, khoảng cách giữa hai cột liền kề có chiều dài lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.000 mét. Cột Km được sử dụng trong quản lý, vận hành, khai thác, xây dựng, cải tạo, bảo trì đường bộ và xác định vị trí sự cố công trình, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đường bộ; giúp người tham gia giao thông đường bộ xác định khoảng cách các đoạn đường;
- Cọc H được lắp đặt trong phạm vi giữa hai cột Km liền kề và bảo đảm khoảng cách giữa 02 cọc liền kề là 100 mét;
- Mốc lộ giới là cọc mốc được đặt ở mép ngoài cùng xác định ranh giới của hành lang an toàn đường bộ theo chiều ngang đường;
- Việc lắp đặt tường bảo vệ, rào chắn thực bố trí tại vị trí nguy hiểm, có tác dụng ngăn ngừa các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lao ra khỏi phần đường xe chạy khi gặp sự cố không kiểm soát được phương tiện.
Câu 24. Theo Luật Đường bộ, công trình an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 24 Luật Đường bộ, công trình an toàn giao thông đường bộ được quy định như sau:
Công trình an toàn giao thông đường bộ được xây dựng, lắp đặt, bố trí để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, bao gồm:
- Đường cứu nạn được xây dựng tại các đoạn đường đèo dốc, để xe mất kiểm soát khi xuống dốc có thể rời khỏi đường chính đi vào, giảm tốc độ và bảo đảm dừng lại;
- Hầm cứu nạn gắn liền với hầm đường bộ, phục vụ việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn khi hầm chính xảy ra sự cố hoặc sử dụng trong công tác bảo trì hầm đường bộ. Không sử dụng hầm cứu nạn phục vụ mục đích lưu thông của các phương tiện giao thông;
- Tường bảo vệ, rào chắn, hàng rào hộ lan được bố trí tại vị trí nguy hiểm, có tác dụng ngăn ngừa các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lao ra khỏi phần đường xe chạy khi gặp sự cố không kiểm soát được phương tiện.
Trường hợp không đồng thời bố trí cọc tiêu thì trên tường bảo vệ, hàng rào hộ lan phải được gắn tiêu phản quang hoặc sơn phản quang để cảnh báo cho người tham gia giao thông đường bộ về vị trí nguy hiểm và chỉ dẫn người tham gia giao thông đường bộ đi đúng theo hướng của phần đường xe chạy;
- Công trình chống chói được bố trí trên dải phân cách giữa, có tác dụng giảm bớt tác động, giảm bớt ánh sáng đèn của phương tiện lưu thông ngược chiều tới mắt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
- Gương cầu lồi được lắp đặt tại lưng đường cong bán kính nhỏ, các vị trí giao cắt có tầm nhìn hạn chế hoặc bị che khuất, giúp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có thể quan sát được từ xa phương tiện lưu thông ngược chiều để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp;
- Hệ thống chiếu sáng được xây dựng để chiếu sáng bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông; thời gian thắp sáng trong hầm đường bộ theo quy trình vận hành, khai thác của công trình hầm;
- Dải phân cách được lắp đặt để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường;
- Tường chống ồn được xây dựng tại các vị trí cần thiết để giảm tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ gây ra;
- Gờ, gồ giảm tốc được lắp đặt ở các vị trí cần cảnh báo hoặc bắt buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ giảm tốc độ để bảo đảm an toàn giao thông;
- Công trình khác phục vụ an toàn giao thông đường bộ.
Câu 25. Theo Luật Đường bộ, tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 27 Luật Đường bộ tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ được quy định như sau:
- Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của đường bộ để bảo đảm khai thác an toàn và tuổi thọ công trình đường bộ.
- Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng, chiều cao của đường bộ để các xe, bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn và được xác định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ.
- Trách nhiệm công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ được quy định như sau:
+ Bộ Giao thông vận tải công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thuộc phạm vi quản lý và đường chuyên dùng quy định tại điểm c khoản này trên địa bàn;
+ Người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng có trách nhiệm cung cấp thông tin về tải trọng, khổ giới hạn của đường chuyên dùng để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;
+ Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin về tải trọng, khổ giới hạn cho các cơ quan quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
- Đối với các tuyến đường đi chung với đê, tải trọng khai thác của tuyến đường không lớn hơn tải trọng cho phép của phương tiện tham gia giao thông đường bộ được phép đi trên đê.
Câu 26. Theo Luật Đường bộ, việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 38 Luật Đường bộ, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quy định như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ phải được thiết kế, xây dựng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm thoát lũ và các yêu cầu về phòng, chống thiên tai.
- Việc thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với các tuyến đường đã đưa vào khai thác, sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, quy định khác của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
+ Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
+ Người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai đối với đường bộ được giao quản lý, tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn; sửa chữa, khắc phục ngay hư hỏng công trình đường bộ đối với các trường hợp không bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; khắc phục nguy cơ sập đổ công trình đường bộ, công trình liền kề; tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Câu 27. Theo Luật Đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 39 Luật Đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ được quy định như sau:
- Bến xe phải được xây dựng tại các đô thị là trung tâm hành chính cấp huyện trở lên và các khu vực cần thiết khác để phục vụ vận tải hành khách công cộng;
- Bãi đỗ xe được xây dựng phù hợp với nhu cầu đỗ xe tại các khu vực trong đô thị, ngoại ô thành phố, thị xã, đường có lưu lượng vận tải lớn và các khu vực khác khi cần thiết để phục vụ đỗ xe, trông giữ xe. Bãi đỗ xe gồm: bãi đỗ xe tải; bãi đỗ xe khách, xe con; bãi đỗ xe dùng cho nhiều loại xe;
- Bến xe được đầu tư, xây dựng đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với bãi đỗ xe đô thị thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành;
- Trạm dừng nghỉ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
- Trạm dừng nghỉ, bến xe phải có hệ thống sạc điện cho phương tiện giao thông cơ giới sử dụng năng lượng điện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Ưu tiên bố trí hệ thống sạc điện cho phương tiện giao thông cơ giới sử dụng năng lượng điện tại bãi đỗ xe. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ được kết hợp đầu tư, xây dựng để thực hiện hoạt động dịch vụ thương mại.
Câu 28. Theo Luật Đường bộ, điểm dừng xe được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 39 Luật Đường bộ, điểm dừng xe được quy định như sau:
- Điểm dừng xe trong đô thị và trong các khu dân cư, cơ quan, tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu dừng xe phục vụ giao thông đô thị và các khu vực, địa điểm này;
- Điểm dừng xe trong phạm vi đường bộ được bố trí tại một số vị trí nhất định dành cho xe ô tô để đón, trả khách;
- Đối với các đường ngoài đô thị được đầu tư, xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo thì điểm dừng xe phải được xây dựng ngoài phạm vi đường bộ.
hợp đầu tư, xây dựng để thực hiện hoạt động dịch vụ thương mại.
Câu 29. Theo Luật Đường bộ, công trình kiểm soát tải trọng xe được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 4 Điều 39 Luật Đường bộ, công trình kiểm soát tải trọng xe được quy định như sau:
- Công trình kiểm soát tải trọng xe để xác định tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe tham gia giao thông trên đường bộ, bảo đảm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
- Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vị trí xây dựng, lắp đặt công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
- Cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan chức năng có thẩm quyền, tổ chức được giao quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình đường bộ sử dụng công trình kiểm soát tải trọng xe để thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ; phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật;
- Dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe phải được kết nối, chia sẻ kịp thời với lực lượng Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm pháp luật.
Câu 30. Theo Luật Đường bộ, giao thông thông minh được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Đường bộ, giao thông thông minh được hiểu như sau: Giao thông thông minh là việc ứng dụng các công nghệ điện tử, thông tin, truyền thông, khoa học quản lý mới, hiện đại nhằm tối ưu hiệu suất quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ; bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, kịp thời, tiện lợi và thân thiện với môi trường.
Câu 31. Theo Luật Đường bộ, thanh toán điện tử giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 43 Luật Đường bộ Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được quy định như sau:
- Thanh toán điện tử giao thông đường bộ là việc thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ thông qua tài khoản giao thông.
- Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
- Thanh toán tiền sử dụng đường bộ trên đường cao tốc phải thực hiện theo hình thức điện tử không dừng.
Câu 32. Theo Luật Đường bộ đường bộ cao tốc được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 44 Luật Đường bộ, quy định chung đối với đường bộ cao tốc như sau:
- Đường bộ cao tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình.
- Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm:
+ Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ; Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ;
+ Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.
Câu 33. Theo Luật Đường bộ, tạm dừng khai thác đường cao tốc được hiểu như thế nào và trong trường hợp nào tạm dừng khai thác đường cao tốc, trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường cao tốc?
Trả lời:
Theo Điều 51 Luật Đường bộ, tạm dừng khai thác đường cao tốc được hiểu như sau:
- Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, phương tiện thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cứu thương, hộ đê, khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
- Các trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác bao gồm:
+ Công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai không thể khai thác, sử dụng an toàn;
+ Khi xảy ra sự cố cháy, nổ, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông đường bộ;
+ Khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc các trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác thì người quản lý, sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm sau đây:
+ Kịp thời dừng sử dụng đường cao tốc, trong thời hạn không quá 60 phút kể từ thời điểm dừng phải thông báo cho người có thẩm quyền về nguyên nhân phải tạm dừng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
+ Thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác; hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình;
+ Bảo vệ hiện trường; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết ùn tắc giao thông;
+ Thông báo cho Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến, cơ quan quản lý đường bộ, trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc, chính quyền địa phương.
- Khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau đây:
+ Người quản lý, sử dụng đường cao tốc phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc để bảo đảm đưa đường cao tốc vào khai thác, sử dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế;
+ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông;
+ Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý;
+ Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 34. Theo Luật Đường bộ, trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 57 Luật Đường bộ, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hành khách;
- Tổ chức khám sức khỏe cho người lái xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và sử dụng người lái xe bảo đảm đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật;
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải;
- Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điều hành và cung cấp dữ liệu về hoạt động vận tải theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hậu quả mà người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra do thực hiện yêu cầu của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trái quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra theo quy định của pháp luật.
Câu 35. Theo Luật Đường bộ, quyền của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 58 Luật Đường bộ đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các quyền sau đây:
- Thu tiền vận tải;
- Từ chối vận tải hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng trên xe ô tô, cản trở hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, gian lận vé;
- Quyết định các chính sách ưu đãi để phục vụ khách hàng và mở rộng thị trường kinh doanh.
Câu 36. Theo Luật Đường bộ, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các nghĩa vụ như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Đường bộ đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành và thực hiện đầy đủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
- Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé, giá trị hợp đồng vận tải;
- Thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật về giá; cung cấp vé, chứng từ thu tiền vận tải;
- Bồi thường thiệt hại do người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra trong quá trình vận tải theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc miễn giảm giá vé đối với người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật;
- Không được để tổ chức, cá nhân không có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô loại hình vận tải hành khách thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hành khách;
- Không được sử dụng người không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe, người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người đang bị tước hoặc bị thu hồi giấy phép lái xe để điều khiển phương tiện vận tải hành khách.
Câu 37. Theo Luật Đường bộ, quyền và nghĩa vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 59 Luật Đường bộ, quyền và nghĩa vụ người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách được quy định như sau:
- Từ chối vận tải hành khách có một trong các hành vi sau đây:
+ Gây rối trật tự công cộng trên xe ô tô;
+ Cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô;
+ Gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác trên xe ô tô;
+ Gian lận vé;
+ Vi phạm quy định pháp luật: mang theo hàng hóa cấm lưu thông, hàng hóa nguy hiểm, động vật hoang dã; hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường;
- Từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không bảo đảm các điều kiện về an toàn theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Không được từ chối vận tải hành khách, trừ lý do hành khách có những hành vi trên; không được gây khó khăn đối với hành khách là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ mang thai; không được chuyển hành khách sang phương tiện khác khi chưa được sự đồng ý của hành khách, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Thu tiền đúng giá vé niêm yết hoặc theo hợp đồng vận tải.
- Có thái độ, lời nói, hành vi văn minh, lịch sự; hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định, bố trí chỗ ngồi ưu tiên cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai.
- Thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 38. Theo Luật Đường bộ, quyền của hành khách được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 60 Luật Đường bộ hành khách có các quyền sau đây:
- Được vận tải theo đúng vé, hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải;
- Được nhận vé hoặc chứng từ thay vé; được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định;
- Được miễn, giảm giá vé theo quy định của pháp luật.
Câu 39. Theo Luật Đường bộ nghĩa vụ của hành khách được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 2 Điều 60 Luật Đường bộ hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
- Thanh toán tiền cước chuyến đi theo giá vé niêm yết hoặc theo thoả thuận với đơn vị kinh doanh vận tải;
- Chấp hành quy định về vận tải; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô;
- Không mang theo hàng hóa cấm lưu thông, hàng hóa nguy hiểm, động vật hoang dã; hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường;
- Xuất trình giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm giá vé với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
Câu 40. Theo Luật Đường bộ, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 61 Luật Đường bộ Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô được quy định như sau:
- Giấy vận tải là giấy tờ để xác nhận việc người lái xe đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng hàng hóa để vận tải đến nơi trả hàng; là bằng chứng của hợp đồng vận tải hàng hóa.
- Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hàng hóa;
+ Tổ chức khám sức khỏe cho người lái xe và sử dụng người lái xe đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật;
+ Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điều hành và cung cấp dữ liệu về hoạt động vận tải theo quy định của pháp luật;
+ Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hậu quả mà người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô gây ra do thực hiện yêu cầu của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô trái quy định của pháp luật;
+ Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô gây ra theo quy định của pháp luật.
- Việc vận tải hàng hóa bằng xe ô tô thực hiện theo quy định hoạt động vận tải đường bộ, thực hiện đầy đủ các yêu cầu, điều kiện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khi vận tải hàng hóa trên đường bộ phải có giấy vận tải theo quy định của pháp luật.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
Câu 41. Theo Luật Đường bộ, các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có các quyền như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 62 Luật Đường bộ Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có quyền sau đây:
- Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận tải và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó;
- Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ tiền cước và chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
- Từ chối vận tải nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng;
- Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết;
- Lưu giữ hàng hóa trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ tiền cước và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.
Câu 42. Theo Luật Đường bộ, nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 62 Luật Đường bộ, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có nghĩa vụ sau đây:
- Không được để tổ chức, cá nhân không có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô loại hình vận tải hàng hóa thay mình thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hàng hóa;
- Không được sử dụng người không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe, người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người đang bị tước hoặc bị thu hồi giấy phép lái xe để điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa;
- Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng; cấp giấy vận tải cho lái xe trước khi thực hiện vận tải;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện bảo đảm không vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông, vượt quá tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ hoặc quá kích thước giới hạn cho phép xếp hàng của xe và thực hiện các chỉ dẫn an toàn trong quá trình vận tải, giao nhận hàng hóa;
- Bồi thường thiệt hại do người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô gây ra trong quá trình vận tải hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Câu 43. Theo Luật Đường bộ, quyền và nghĩa vụ của người lái xe vận tải hàng hóa bằng xe ô tô được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 63 Luật Đường bộ Quyền và nghĩa vụ của người lái xe vận tải hàng hóa bằng xe ô tô được quy định như sau:
- Người lái xe vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có quyền sau đây:
+ Từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không bảo đảm các điều kiện về an toàn; phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định của pháp luật hoặc có lắp nhưng thiết bị không hoạt động; phương tiện xếp hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông, vượt quá tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ hoặc quá kích thước giới hạn cho phép xếp hàng của xe, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành theo quy định của pháp luật; hàng hóa cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; không có giấy vận tải;
+ Trước khi thực hiện vận tải hàng hóa, lái xe yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào giấy vận tải; từ chối vận tải trong trường hợp xếp hàng trên xe không đúng quy định của pháp luật.
- Người lái xe vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 44. Theo Luật Đường bộ, quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa bằng xe ô tô được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 64 Luật Đường bộ, quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa bằng xe ô tô được quy định như sau:
- Người thuê vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có quyền sau đây:
+ Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện khi phương tiện đó không đúng thỏa thuận;
+ Yêu cầu người kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô giao hàng hóa đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác theo thỏa thuận;
+ Yêu cầu người kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Người thuê vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có nghĩa vụ sau đây:
- Có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hóa và cung cấp cho người kinh doanh vận tải trước khi thực hiện vận chuyển; đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác theo thỏa thuận;
- Không được yêu cầu hoặc xếp hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông, vượt quá tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ hoặc quá kích thước giới hạn cho phép xếp hàng của xe, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành theo quy định của pháp luật;
- Thanh toán đủ tiền cước và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải hàng hóa;
- Cử người áp tải hàng hóa trong quá trình vận tải đối với loại hàng hóa bắt buộc phải có người áp tải.
Câu 45. Theo Luật Đường bộ, vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 65 Luật Đường bộ Vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh để kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa phải thực hiện quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh phải chấp hành quy định tại Điều 80 của Luật này.
Câu 46. Theo Luật Đường bộ, vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe bốn bánh có gắn động cơ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 66 Luật Đường bộ, vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe bốn bánh có gắn động cơ được quy định như sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng xe bốn bánh có gắn động cơ để kinh doanh vận tải phải thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật và có giấy phép kinh doanh vận tải được sử dụng xe bốn bánh có gắn động cơ để kinh doanh vận tải.
- Cá nhân không được sử dụng xe bốn bánh có gắn động cơ để vận tải người nội bộ, trừ mục đích kinh doanh vận tải hành khách. Tổ chức được sử dụng xe bốn bánh có gắn động cơ để vận tải nội bộ và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 47. Theo Luật Đường bộ, hàng hóa ký gửi được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 68 Luật Đường bộ, hàng hóa ký gửi được quy định như sau:
- Hàng hóa ký gửi là hàng hóa gửi theo xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách mà người gửi không đi cùng trên xe, được thực hiện theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người gửi hàng.
- Chỉ được nhận vận tải hàng hóa có kích thước, trọng lượng phù hợp với phương tiện và không thuộc hàng hóa cấm lưu thông, hàng hóa nguy hiểm, động vật hoang dã, hàng có mùi hôi thối, động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường.
- Người có hàng hóa ký gửi phải lập tờ khai gửi hàng hóa, trong đó kê khai tên, số lượng, khối lượng hàng hóa; tên, địa chỉ, số định danh cá nhân của người gửi và người nhận hàng hóa.
- Đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa ký gửi theo tờ khai gửi hàng hóa và xác nhận vào tờ khai gửi hàng hóa. Tờ khai gửi hàng hóa được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.
- Người nhận hàng hóa ký gửi phải xuất trình giấy tờ tùy thân khi nhận hàng.
- Việc bồi thường thiệt hại hàng hóa ký gửi thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp quy dưới đây.
- Đơn vị kinh doanh vận tải được miễn bồi thường thiệt hại hàng hóa ký gửi trong các trường hợp sau đây:
+ Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa ký gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép;
+ Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa ký gửi;
+ Do nguyên nhân bất khả kháng;
+ Do lỗi của người thuê vận tải, người áp tải hàng hóa của người thuê vận tải hoặc người nhận hàng hóa.
Câu 48. Theo Luật Đường bộ, hoạt động vận tải người bệnh bằng xe ô tô cứu thương được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 69 Luật Đường bộ, hoạt động vận tải người bệnh bằng xe ô tô cứu thương được quy định như sau:
- Dịch vụ vận tải người bệnh là việc tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô cứu thương có thiết bị y tế chuyên dùng để vận tải người bệnh cấp cứu hoặc vận tải người bệnh.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận tải người bệnh và sử dụng xe ô tô cứu thương để vận tải người bệnh phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Xe ô tô cứu thương vận tải người bệnh phải có dấu hiệu nhận diện, niêm yết thông tin, lắp thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 49. Theo Luật Đường bộ, hoạt động vận tải đưa đón trẻ em mầm non, học sinh bằng xe ô tô được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 70 Luật Đường bộ Hoạt động vận tải đưa đón trẻ em mầm non, học sinh bằng xe ô tô được quy định như sau:
- Hoạt động vận tải đưa đón trẻ em mầm non, học sinh bằng xe ô tô là hoạt động sử dụng xe ô tô để đưa đón trẻ em mầm non, học sinh đi lại giữa nơi ở và nơi học tập hoặc tham gia các hoạt động khác.
- Hoạt động vận tải đưa đón trẻ em mầm non, học sinh bằng xe ô tô do cơ sở giáo dục tự tổ chức hoặc do đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện và được quy định như sau:
+ Trường hợp cơ sở giáo dục tự tổ chức hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng quy định về hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô;
+ Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đưa đón trẻ em mầm non, học sinh bằng xe ô tô phải đáp ứng quy định về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Hoạt động vận tải đưa đón trẻ em mầm non, học sinh bằng xe ô tô phải tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 50. Theo Luật Đường bộ, dịch vụ bến xe, trạm dừng nghỉ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 72 Luật Đường bộ, dịch vụ bến xe, trạm dừng nghỉ được quy định như sau:
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ bến xe, trạm dừng nghỉ được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã.
- Hoạt động của bến xe, trạm dừng nghỉ phải bảo đảm chất lượng, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ bến xe khách có quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Sắp xếp xe ô tô có đủ điều kiện kinh doanh vận tải vào bến đón, trả khách;
+ Cho thuê nơi bán vé hoặc tổ chức bán vé cho hành khách theo hợp đồng với đơn vị kinh doanh vận tải;
+ Kê khai, niêm yết, công bố thông tin về giá dịch vụ xe ra, vào bến xe khách theo quy định của pháp luật về giá.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ bến xe hàng có quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Sắp xếp xe ô tô ra, vào bến để xếp, dỡ hàng hóa;
+ Tổ chức dịch vụ kho bãi, ký gửi, đóng gói, bảo quản, xếp, dỡ hàng hóa trên xe ô tô theo quy định của Luật này;
+ Kê khai, niêm yết, công bố thông tin về giá dịch vụ xe ra, vào bến xe hàng theo quy định của pháp luật về giá.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ trạm dừng nghỉ có quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Tổ chức dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
+ Thực hiện công việc theo hợp đồng ủy thác với đơn vị kinh doanh vận tải.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào loại bến xe để định giá dịch vụ xe ra, vào bến xe theo quy định của pháp luật về giá.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí quỹ đất xây dựng bến xe khách, bến xe hàng hoặc điểm trung chuyển hành khách tại các khu vực trung tâm của đô thị để kết nối liên thông giữa các phương thức vận tải hành khách trong và ngoài đô thị. Bến xe khách phải được bố trí ổn định tại khu vực đầu mối kết nối giao thông.
Câu 51. Theo Luật Đường bộ, dịch vụ bãi đỗ xe được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 73 Luật Đường bộ Dịch vụ bãi đỗ xe được quy định như sau:
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe được thực hiện các dịch vụ sau đây:
+ Trông giữ phương tiện giao thông đường bộ;
+ Bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện giao thông đường bộ;
+ Cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện giao thông đường bộ;
+ Dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe;
+ Niêm yết công khai nội quy, giá dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;
+ Bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện giao thông đường bộ nhận trông giữ;
+ Thu tiền trông giữ phương tiện giao thông đường bộ;
+ Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp, dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải hàng hóa;
+ Từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện giao thông đường bộ không chấp hành nội quy bãi đỗ xe;
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 52. Theo Luật Đường bộ, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 74 Luật Đường bộ, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa được quy định như sau:
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã.
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa là việc tổ chức, cá nhân được đơn vị kinh doanh vận tải thuê thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình vận tải, trừ công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện và người lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa được hưởng tiền công dịch vụ đại lý vận tải theo thoả thuận với đơn vị kinh doanh vận tải.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa khi xếp, dỡ hàng hóa trên xe phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 53. Theo Luật Đường bộ, dịch vụ đại lý bán vé được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 75 Luật Đường bộ, dịch vụ đại lý bán vé được quy định như sau:
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ đại lý bán vé được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ đại lý bán vé phải có hợp đồng đại lý bán vé với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, đơn vị kinh doanh vận tải theo tuyến cố định.
- Đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị kinh doanh dịch vụ đại lý bán vé không được tổ chức đón, trả khách tại địa điểm đặt đại lý bán vé, trừ trường hợp đại lý bán vé được đặt tại bến xe khách.
Câu 54. Theo Luật Đường bộ, dịch vụ thu gom hàng, chuyển tải, kho bãi hàng hóa trong hoạt động vận tải đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 76 Luật Đường bộ, dịch vụ thu gom hàng, chuyển tải, kho bãi hàng hóa trong hoạt động vận tải đường bộ được quy định như sau:
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ đại lý thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho bãi hàng hóa được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ đại lý thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho bãi hàng hóa phải bảo quản hàng hóa theo quy định của chủ hàng và phải có hợp đồng về việc thu gom hàng, chuyển tải hàng hoặc cho thuê kho bãi hàng hóa với chủ hàng.
- Việc xếp hàng hóa lên xe ô tô phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 55. Theo Luật Đường bộ, dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 77 Luật Đường bộ, dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã.
- Việc xếp hàng hóa trên phương tiện không được vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ và thực hiện quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Người xếp hàng hóa chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô.
- Người xếp, dỡ hàng hóa chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Câu 56. Theo Luật Đường bộ, dịch vụ cho thuê phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 78 Luật Đường bộ Dịch vụ cho thuê phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định như sau:
- Dịch vụ cho thuê phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm:
+ Dịch vụ cho thuê phương tiện để tự lái là việc tổ chức, cá nhân cho thuê xe ô tô chở người dưới 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh để người thuê xe tự điều khiển phương tiện;
+ Dịch vụ cho thuê phương tiện để kinh doanh vận tải, vận tải nội bộ là việc tổ chức, cá nhân cho thuê xe ô tô (không bao gồm thuê người lái xe) để bên thuê xe tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc vận tải nội bộ.
- Đơn vị kinh doanh cho thuê phương tiện để tự lái phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Chỉ được cho thuê phương tiện khi người thuê có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe cho thuê;
+ Không được bố trí lái xe cho người thuê phương tiện;
+ Phải ký kết hợp đồng cho thuê phương tiện để tự lái với người thuê kèm theo bản phô tô giấy phép lái xe của người thuê.
- Người thuê phương tiện để tự lái không được sử dụng phương tiện đi thuê để vận tải hành khách, hàng hóa có thu tiền.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ cho thuê phương tiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, vận tải nội bộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã. Đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam theo tỷ lệ vốn góp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật có liên quan;
+ Phải ký kết hợp đồng cho thuê phương tiện không kèm người lái xe với bên thuê.
Câu 57. Theo Luật Đường bộ, dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 79 Luật Đường bộ, dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã;
+ Phải bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động trong quá trình thực hiện cứu hộ;
+ Không được sử dụng xe cứu hộ để kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Viết bình luận