Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 2.088 ca mắc tay chân miệng tại 57 tỉnh, thành phố chủ yếu ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Riêng trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu đã ghi nhận một trẻ 19 tháng tuổi ở huyện Châu Thành (Trà Vinh) tử vong vì bệnh tay chân miệng. Tình hình dịch bệnh “Tay , chân, miệng” tiếp tục diễn biến phức tạp và vẫn gia tăng ở một số tỉnh/ thành. Đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc kháng vi rút và điều trị đặc hiệu.
Bệnh có thể lây truyền từ người sang người, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh... Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Người mắc bệnh "
Vì vậy, để chủ động phòng chống bệnh "Tay, chân, miệng", UBND phường Phúc La đề nghị các cá nhân, hộ gia đình, các trường học, cơ sở mầm non thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cụ thể như sau:
1.Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2.Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3.Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Việc khử khuẩn bao gồm ngâm đồ chơi và lau sàn nhà, kệ tủ nơi trẻ sinh hoạt bằng các dung dịch sát khuẩn. Chất sát khuẩn thường được sử dụng là: bột cloramin B 25% (Lưu ý : Nên rửa sạch đồ chơi trước khi ngâm vào dung dịch khử khẩn, sau khi ngâm trong dung dịch khử khuẩn 30 phút phải vớt ra và rửa lại bằng nước sạch, sau đó phơi khô rồi mới cho bé chơi. Người tiến hành lau chùi bằng Cloramin B phải đi găng tay, khẩu trang và đeo kính. Cloramin B đã pha sau 24h sẽ hết tác dụng, nếu không sử dụng hết trong 24h có thể đổ xuống cống rãnh, không được đổ xuống ao hồ, không được đổ vào bồn vệ sinh của công trình tự hoại).
4.Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khỏi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác, cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Đề nghị các gia đình và toàn thể nhân dân khi phát hiện người bệnh hoặc có các biểu hiện nghi mắc bệnh tay chân miệng thông báo ngay đến Trạm y tế phường Phúc La để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe, điều trị kịp thời. Địa chỉ liên hệ: đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng trạm y tế phường Phúc La, số điện thoại: 0989.965.036 hoặc số điện thoại 0988.631.178 – đồng chí Nguyễn Thế
Viết bình luận