Yên phúc trước tháng 8 năm 1945 là làng nông nghiệp có nghề ( phụ ) thêu rèm . Lũy tre dày đặc và ao trước, ao sau bao quanh cổng làng. Làng có 2 cổng là: Cổng đầu làng ( đi ra đường 70 ) và Cồng cuối làng ( đi ra đồng sang phía làng Yên Xá, Triều Khúc ). Tối đến cổng làng đóng, bên cạnh 2 cổng có điếm canh.
Hoàng đinh ( con trai tuổi từ 18 đến 45 ) được luân phiên cử ra canh gác về đêm theo sự chỉ huy của trương tuần. đường từ làng đến miếu xưa cong hình chữ S hai bên đường có hàng trăm cây bàng. Yên phúc có 3 giếng nước ăn, 2 giếng xây và 1 giếng đất. dân cư ban đầu ít. Là nơi đất lành chim đậu, dân cư các nơi tụ tập về ỏ yên phúc ngày một đông. Căn cứ vào tộc phả của các dòng họ thì họ Đỗ (Đậu) có mặt sớm nhất. Đến năm 1945, Yên Phúc có 3 dòng họ: Đỗ, Bạch và họ Đinh ( 1 hộ ), với tổng số khoảng 100 hộ, 600 người. trong đó người họ Đỗ chiếm 80% dân số với 4 chi họ, mang tên: Đỗ Đông, Đỗ Tây, Đỗ Nam và Đỗ Bắc.
Đình Yên Phúc được hình thành từ năm 1700, thờ Đức Thánh Linh Lang Đại vương- Vị tướng đời nhà Trần có công đánh giặc cứu nước trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thế kỷ XIII. Lễ hội truyền thống làng Yên Phúc được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Đình Yên Phúc là di tích kiến trúc nghệ thuật được Bộ trưởng Bộ Văn hóa xếp hạng tại Quyết định sô 08/QĐ- Bộ VHTT ngày 13/3/2001.
Viết bình luận